Phân tích chứng khoán cơ bản - Chỉ số kinh tế vĩ mô
1. Các chỉ số kinh tế vĩ mô
1.1. Tổng sản phẩm trong nước (GDP)
- Ý nghĩa: GDP là thước đo tổng sản lượng và tổng thu nhập của một nền kinh tế. Đây là một trong những biến số kinh tế quan trọng nhất của nền kinh tế quốc dân và được biết đến như chiếc “hàn thử biểu” của nền kinh tế và là chỉ báo tốt nhất về phúc lợi kinh tế của xã hội.
- Khái niệm: GDP là giá trị thị trường của tất cả hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong một nước trong một thời kỳ nhất định.
- Tác động của GDP tới thị trường chứng khoán:
-
- GDP tăng -> tác động tích cực tới thị trường chứng khoán về lượng và chất
- GDP tăng -> thu hút nhà đầu tư nước ngoài tham gia -> thị trường chứng khoán minh bạch và chuyên nghiệp hơn
- GDP tăng -> hoạt động của doanh nghiệp phát triển, nhu cầu vốn tăng và đẩy mạnh nguồn vốn trên thị trường chứng khoán
1.2. Chỉ số giá tiêu dùng - CPI
- Ý nghĩa: CPI là một chỉ tiêu tương đối phản ánh xu thế và mức độ biến động của giá bán lẻ hàng hóa tiêu dùng và dịch vụ dùng trong sinh hoạt của dân cư và các hộ gia đình. CPI được dùng để theo dõi sự thay đổi của chi phí sinh hoạt theo thời gian. Khi CPI tăng nghĩa là mức giá trung bình tăng và ngược lại.
- Khái niệm: CPI đo lường mức giá trung bình của giỏ hàng hóa và dịch vụ mà một người tiêu dùng điển hình mua.
- Tác động của CPI tới TTCK
-
- CPI tăng -> chi phí đầu vào tăng -> giảm lợi nhuận của doanh nghiệp -> giảm sức hút với các nhà đầu tư trên TTCK
- CPI tăng -> tăng áp lực lên chính sách tín dụng thắt chặt -> giảm đầu tư vào TTCK
- CPI tăng -> tăng lãi suất ngân hàng, hấp dẫn nhà đầu tư hơn so với đầu tư chứng khoán
1.3. Lạm phát
Lạm phát là sự tăng mức giá chung của hàng hóa và dịch vụ theo thời gian và sự mất giá của một loại tiền tệ. Lạm phát ảnh hưởng gián tiếp tới thị trường chứng khoán thông qua thị trường hàng hóa.
Tác động của Lạm phát tới TTCK
- Lạm phát tăng -> chi phí của doanh nghiệp tăng, giá cả hàng hóa tăng, ngược lại cầu hàng hóa giảm vì giá tăng lên -> doanh thu của doanh nghiệp giảm -> doanh nghiệp không còn hấp dẫn đối với nhà đầu tư trên TTCK
- Lạm phát cao -> nền kinh tế bất ổn -> nhà đầu tư mất niềm tin vào nền kinh tế. “Tâm lý bầy đàn ” xuất hiện, kéo theo việc rút vốn ồ ạt trên thị trường chứng khoán.
1.4. Lãi suất
Lãi suất tăng -> tăng chi phí vay -> lợi nhuận doanh nghiệp giảm -> giá cổ phiếu giảm
Tuy nhiên, sự dao động của lãi suất không phải luôn được tiếp theo bởi sự phản ứng tương đương và trái ngược của giá cổ phiếu. Chỉ khi nào lãi suất phản ánh xu hướng chủ đạo trong lạm phát, nó mới trở thành thước đo hiệu quả sự dao động của TTCK. Lãi suất có xu hướng giảm khi lạm phát giảm và lạm phát giảm khiến giá cổ phiếu tăng cao hơn. Ngược lại, lạm phát tăng cùng với lãi suất, giá cổ phiếu sẽ giảm. Nhưng nếu lạm phát không phải là một vấn đề nghiêm trọng và lãi suất tăng, đầu tư vào TTCK thường mang lại nhiều lãi. Bởi vì trong trường hợp này, lãi suất tăng là do nền kinh tế tăng trưởng
1.5. Tỷ giá hối đoái
- Ý nghĩa: Sự thay đổi trong tỷ giá hối đoái sẽ giúp xác định một đồng tiền lên giá hay giảm giá (đồng tiền đó mạnh hơn hay yếu hơn)
- Khái niệm: Tỷ giá hối đoái là tỷ lệ trao đổi giữa tiền của các quốc gia, được quyết định bởi cung và cầu ngoại tệ.
- Cung ngoại tệ là lượng ngoại tệ mà thị trường muốn bán ra để thu về nội tệ. Cầu ngoại tệ là lượng ngoại tệ mà thị trường muốn mua vào bằng các đồng nội tệ. Khi cung ngoại tệ lớn hơn cầu ngoại tệ sẽ làm cho giá ngoại tệ giảm, tức tỷ giá hối đoái tăng và ngược lại.
1.6. Cung tiền (M2)
Chỉ lượng cung tiền bao gồm M1 (bao gồm tổng lượng tiền mặt và tiền ngân hàng thương mại gửi tại NHNN) và các loại tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn. Tốc độ thay đổi của cung tiền nói chung tỷ lệ thuận với lạm phát.
Nếu lượng cung tiền mở rộng -> tăng tiêu dùng hàng hóa -> tăng việc sử dụng các tài sản tài chính trong đó có chứng khoán. Cung tiền tăng -> thanh khoản vượt trội
Chính sách mở rộng tiền tệ -> giảm lãi suất nền kinh tế -> giảm lãi suất chiết khấu của chứng khoán -> tăng giá kỳ vọng và tăng thu nhập