Tiềm năng của nhiệt điện 2020
Bóng ma Covid-19 bao trùm kinh tế Việt Nam
Khảo sát gần nhất của Ban Nghiên cứu Phát triển Kinh tế tư nhân (Ban IV) trên 1200 doanh nghiệp về ảnh hưởng của Covid-19 tới hoạt động kinh doanh cho thấy, nếu Covid-19 kéo dài 6 tháng, 74% doanh nghiệp có thể sẽ phá sản. Nguyên nhân chủ yếu do doanh thu không thể bù đắp các khoản chi cho hoạt động như trả lương, lãi vay ngân hàng, thuê mặt bằng... Ngoài ra, gần 30% mất 20-50% doanh thu, 60% doanh nghiệp thậm chí giảm hơn một nửa doanh thu.
Những nhóm ngành bị tác động nghiêm trọng và tức thì là hàng không, du lịch (lưu trú, khách sạn, ăn uống), giáo dục, dệt may, da giày, sản xuất đồ gỗ... Tuy nhiên, có những nhóm ngành sẽ ít chịu những tác động tiêu cực của dịch Covid-19 hơn so với các ngành khác. Và công ty chứng khoán APG xin đem lại cho những nhà đầu tư của Quý công ty chuỗi bài phân tích về những ngành này, mở đầu là ngành điện hay cụ thể hơn chính là nhiệt điện.
Tiêu thụ điện Việt Nam tăng trưởng 7.5% cùng kỳ trong 2 tháng đầu 2020
Chúng tôi cho rằng điện là ngành chịu ảnh hưởng chậm nhất trong chuỗi giá trị sản xuất và dịch vụ trong tình hình dịch bệnh COVID-19 hiện nay. Tăng trưởng tiêu thụ điện Việt Nam trong 2 tháng đầu 2020 đạt mức 7.5% so với cùng kỳ 2019, riêng tháng 2/2020 tiêu thụ điện cả nước tăng 24% cùng kỳ. Trường hợp tăng trưởng sản lượng điện tiêu dùng duy trì mức 7.5% cho cả năm 2020, thấp hơn so với tăng trưởng dự kiến ban đầu 9.1%, EVN có thể điều chỉnh giảm tỷ trọng huy động điện từ nguồn điện chạy dầu có giá thành sản xuất cao. Theo đó, sản lượng huy động từ các nguồn điện khác bao gồm thủy điện, nhiệt điện khí và than sẽ không bị ảnh hưởng.
Và sẽ là cơ hội đầu tư giá trị vào sự thiếu hụt điện của Việt Nam
Trường hợp tình hình dịch bệnh tiếp tục kéo dài, chúng tôi cho rằng việc phát triển các dự án mở rộng nguồn điện và hệ thống truyền tải điện sẽ chậm tiến độ dẫn đến áp lực trong việc cung ứng điện giai đoạn 2021 – 2025. Bên cạnh các khó khăn nội tại của ngành điện Việt Nam về vấn đề giải phóng mặt bằng và huy động vốn đầu tư, diễn biến dịch bệnh làm cho việc tương tác với các chuyên gia, đối tác, cũng như việc nhậu khẩu các thiệt bị chủ yếu từ Trung Quốc và Hàn Quốc bị gián đoạn, làm chậm tiến độ thi công.
Do vậy, triển vọng thiếu hụt điện năng tại Việt Nam sẽ đảm bảo hiệu suất vận hành cao cho các nhà máy điện hiện hữu. Dựa theo kế hoạch của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho tăng trưởng tiêu thụ điện và ước tính cho tăng trưởng năng suất thiết đặt, lượng điện năng thiếu hụt tại Việt Nam sẽ tăng từ 2 tỷ kWh (0.5% tổng tiêu thụ điện) trong năm 2020 lên 15 tỷ kWh (4.5% tiêu thụ điện) trong năm 2022. Xu hướng này sẽ giúp tất cả các nhà máy điện tại Việt Nam hưởng lợi khi được vận hành với hiệu suất cao hơn
Nhưng tất nhiên, không phải doanh nghiệp điện nào cũng được hưởng lợi từ điều này. Mà cụ thể hơn là chỉ có nhiệt điện thực sự được hưởng lợi từ việc này.
Sự bất lợi của thủy điện trong năm 2020
Tình hình thủy văn bất lợi khi lưu lượng nước về các hồ chứa sụt giảm khiến hoạt động kinh doanh của nhiều doanh nghiệp thủy điện không như kỳ vọng. Bức tranh tài chính của các doanh nghiệp trong ngành được dự báo tiếp tục ảm đạm trong thời gian tới khi lưu lượng dòng chảy trên các lưu vực sông trong cả nước sẽ thiếu hụt từ 20 - 50% so với trung bình nhiều năm
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, tính đến ngày 14/2/2020, tổng dung tích nước hiện có tại các hồ thủy điện của EVN là 16.8 tỷ m3, thiếu hụt 13.9 tỷ m3 so với tổng dung tích các hồ (riêng lưu vực sông Hồng thiếu hụt 10 tỷ m3) và thấp hơn cùng kỳ đầu năm 2019 là 6.6 tỷ m3. Điều kiện thời tiết không thuận lợi là nguyên nhân chính khiến sản lượng điện sản xuất từ thủy điện trong tháng 1/2020 của EVN giảm tới 38.31% so với cùng kỳ năm 2019, đạt 3.066 tỷ kWh.
Nhận định diễn biến nguồn nước từ tháng 2 - 7/2020, lãnh đạo Tổng cục Khí tượng thủy văn cho biết, khu vực Bắc Bộ tiếp tục thiếu hụt nguồn nước so với trung bình nhiều năm, trong đó, thiếu hụt nhiều vào các tháng 2 - 4/2020, đặc biệt trên lưu vực sông Đà (đến các hồ chứa Lai Châu, Sơn La và Hòa Bình) và trên lưu vực sông Thao. Còn tại khu vực Trung Bộ, Tây Nguyên, lượng dòng chảy trên các sông phổ biến ở mức thiếu hụt so với trung bình cùng kỳ nhiều năm từ 25 - 80%, một số sông thiếu hụt trên 90%. Từ tháng 3 - 5/2020, tình trạng khô hạn, thiếu nước cục bộ ngoài vùng cấp nước của công trình thủy lợi khả năng xảy ra tại các tỉnh Thanh Hóa, Ninh Thuận, Bình Thuận và khu vực Tây Nguyên.
Trước diễn biến bất lợi trên, EVN dự báo, tổng sản lượng thủy điện toàn hệ thống trong 6 tháng mùa khô năm 2020 sẽ giảm 4.2 tỷ kWh so với kế hoạch.
Sự hụt hơi của thủy điện trọng 6 tháng đầu năm là cơ hội cho nhiệt điện
Do vậy, lựa chọn những doanh nghiệp nhiệt điện với mức tỷ suất cổ tức cao là lựa chọn hợp lý nhất cho nhà đầu tư trong bối cảnh thị trường hiện tại. Về quan điểm đầu tư, chúng tôi lựa chọn cổ phiếu NT2 (CTCP Điện lực Dầu khí Nhơn Trạch 2), PPC (Công ty Cổ phần Nhiệt điện Phả Lại) và HND (CTCP Nhiệt điện Hải Phòng). Với bản chất cổ phiếu phòng thủ, chúng tôi khuyến nghị MUA đối với cả 3 cổ phiếu trên với tỷ suất cổ tức kỳ vọng lớn hơn 10%/năm. Chúng tôi cho rằng thị giá cổ phiếu đã phản ứng tiêu cực quá mức theo tình hình chung của thị trường trong thời gian gần đây, mặc dù các mảng hoạt động chính của công ty tăng trưởng tương đối ổn định
Thêm vào đó, giá dầu giảm sẽ là cơ hội cho điện khí, cụ thể ở đây là NT2
Giá khí đầu vào chiếm khoảng 70 - 80% giá vốn của các doanh nghiệp nhiệt điện khí. Hiện nay, giá khí bán cho các nhà máy điện được xác định căn cứ một phần theo giá MFO (giá dầu FO trung bình tháng tại thị trường Singapore), nên biến động của giá dầu thế giới sẽ có tác động trực tiếp đến giá khí đầu vào của các doanh nghiệp nhiệt điện khí. Nguồn cung khí đầu vào cho các nhà máy nhiệt điện khí trên cả nước được cung cấp bởi Tập đoàn Khí Việt Nam - CTCP (GAS), trong khi đầu ra của các doanh nghiệp nhiệt điện được bán cho Tập đoàn Ðiện lực Việt Nam (EVN) theo hợp đồng mua bán điện (PPA) và trên thị trường giao ngay. Ðối với hợp đồng PPA, giá bán điện cho EVN được tính dựa trên giá khí đầu vào để giảm thiểu rủi ro cho các nhà máy điện.
----------------------------------------------------------------------------------
CÔNG TY CP CHỨNG KHOÁN APG_SHARE TO SUCCEED
📞 Hotline: 090 323 54 34
📍 Address: 32 Hòa Mã, Hai Bà Trưng Hà Nội
Nơi kết nối giữa Chuyên gia phân tích và thị trường của APG tại đây:
1. Fanpage: https://www.facebook.com/chungkhoanapg/
2.Telegram: https://t.me/joinchat/JJjE1FFujs22RfJ1dH4uLQ
3.Zalo: https://zalo.me/g/jnvobx458
Trân trọng!