ĐIỂM TIN ĐẦU GIỜ NGÀY 24/07/2021

26/07/2021 - Huy
  1. TIN NỔI BẬT

Theo thông báo, AstraZeneca đang rà soát hơn 20 chuỗi cung ứng trong mạng lưới sản xuất trên toàn thế giới của mình để tìm kiếm vaccine bổ sung cho khu vực Đông Nam Á, bao gồm cả Thái Lan. Ngày 24/7, Giám đốc điều hành hãng dược AstraZeneca Plc (Anh) chi nhánh Thái Lan James Teague thông báo công ty này đang tìm kiếm chuỗi cung ứng toàn cầu của mình để tăng cường các nguồn cung vaccine COVID-19 cho Thái Lan và khu vực Đông Nam Á, trong bối cảnh xuất hiện thông tin đồn đoán về sự thiếu hụt sản lượng ở địa phương. Thông báo trên được đưa ra sau khi các bức thư bị rò rỉ vào tuần trước cho thấy AstraZeneca Plc đã đề nghị cung cấp 5-6 triệu liều vaccine mỗi tháng cho Thái Lan, trái ngược với khẳng định của giới chức Thái Lan rằng chính phủ có thể tiếp nhận 10 triệu liều một tháng và 61 triệu liều vào cuối năm 2021. Ông Teague nêu rõ AstraZeneca đang rà soát hơn 20 chuỗi cung ứng trong mạng lưới sản xuất trên toàn thế giới của mình để tìm kiếm vaccine bổ sung cho khu vực Đông Nam Á, bao gồm cả Thái Lan. Ông còn hy vọng hãng này sẽ nhập nhiều lô vaccine bổ sung trong những tháng tới. Theo ông, đến nay AstraZeneca đã giao 9 triệu liều vaccine cho Thái Lan và sẽ cung cấp thêm 2,3 triệu vào tuần tới.

Trong thông báo ngày 23/7, Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) cho biết họ nhận thấy thỏa thuận giữa Bộ Tài chính Mỹ và Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam hồi đầu tuần “đưa ra giải pháp thỏa đáng cho vấn đề đang được điều tra và do đó, không có hành động thương mại nào vào thời điểm này”. Bộ Tài chính Mỹ ngày 19/7 cho biết Việt Nam khẳng định cam kết tuân thủ các quy định của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) về “không thao túng tỷ giá nhằm ngăn sự điều chỉnh hiệu quả của cán cân thanh toán hoặc giành lợi thế cạnh tranh bất bình đẳng và không phá giá Việt Nam đồng”. Quyết định của USTR chỉ liên quan đến cuộc điều tra theo Mục 301 của Đạo luật Thương mại 1974 với hành vi tiền tệ của Việt Nam. Quyết định này không ảnh hưởng đến một cuộc điều tra khác theo Mục 301 liên quan gỗ nhập khẩu từ Việt Nam. Hồi tháng 12, Bộ Tài chính Mỹ dưới thời cựu tổng thống Donald Trump ban hành báo cáo về “Chính sách kinh tế vĩ mô và ngoại hối của các đối tác thương mại lớn của Mỹ”, lần đầu tiên gắn mác thao túng tiền tệ với Việt Nam và Thụy Sĩ. Một quốc gia bị Mỹ cáo buộc thao túng tiền tệ nếu thỏa mãn các tiêu chí về thặng dư thương mại hàng hóa song phương với Mỹ ít nhất 20 tỷ USD, thặng dư cán cân vãng lai tương đương ít nhất 2% GDP, can thiệp một chiều và kéo dài trên thị trường ngoại tệ. NHNN Việt Nam cho biết, sau quá trình xem xét kỹ lưỡng, tại Báo cáo về chính sách kinh tế vĩ mô và ngoại hối của các nước đối tác thương mại lớn của Mỹ đợt tháng 4, Bộ Tài chính Mỹ, dưới thời Tổng thống Joe Biden, cho rằng không có đủ bằng chứng để xác định Việt Nam thao túng tiền tệ. Sau đó, Bộ Tài chính Mỹ và NHNN Việt Nam tiếp tục trao đổi, làm việc ở cả cấp cao và cấp kỹ thuật, về chính sách tiền tệ, tỷ giá và tình hình thị trường ngoại tệ của Việt Nam.

Bàn về các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng cuối năm, trong phiên thảo luận ngày 25/7/2020, nhiều đại biểu cho rằng, sửa đổi những quy định rườm rà, cản trở doanh nghiệp cũng chính là gói hỗ trợ lớn để phát triển kinh tế bền vững. Theo đại biểu Tô Văn Tám, đoàn đại biểu Kon Tum, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm thành tựu tích cực, kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, thu ngân sách nhà nước tăng 16,3% so với cuối năm 2020. Bên cạnh đó, hoạt động sản xuất - kinh doanh vẫn được tổ chức điểm sáng của kết quả phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm là việc thực hiện mục tiêu kép đạt được nhiều duy trì phù hợp với điều kiện chống dịch, không đứt gãy nguồn cung ứng, tổ chức tốt việc lưu thông hàng hóa, đảm bảo nhu cầu tiêu dùng của người dân, nhất là người dân các địa phương có dịch đang thực hiện Chỉ thị 15, 16 của Chính phủ. Tuy nhiên, trong bối cảnh dịch COVID vẫn diễn biến hết sức phức tạp, bên cạnh các giải pháp ổn định kinh tế vĩ mô của Chính phủ, cần đẩy mạnh hơn việc cải cách thủ tục hành chính, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.

Chứng khoán Mỹ. Dow Jones tăng 238,2 điểm, tương đương 0,68%, lên 35.061,55 điểm, vượt đỉnh lịch sử 34.996,18 điểm thiết lập ngày 12/7. S&P 500 tăng 44,31 điểm, tương đương 1,01%, lên 4.411,79 điểm, vượt đỉnh lịch sử 4.384,63 điểm thiết lập ngày 12/7. Nasdaq tăng 152,39 điểm, tương đương 1,04%, lên 14.836,99 điểm, vượt đỉnh lịch sử 14.733,24 điểm thiết lập ngày 12/7. Chốt tuần, Dow Jones tăng 1,1%, S&P 500 tăng 2% còn Nasdaq tăng 2,8%. Trong số 11 lĩnh vực chính thuộc S&P 500, chỉ năng lượng đóng cửa trong sắc đỏ, dịch vụ viễn thông tăng mạnh nhất 2,7%.Cổ phiếu tăng trưởng và giá trị biến động trong tuần do nhà đầu tư cân nhắc ảnh hưởng từ biến chủng Delta gây Covid-19 với mùa báo cáo kết quả lợi nhuận quý II và các tín hiệu kinh tế phục hồi. Nhà đầu tư hiện chú ý đến cuộc họp chính sách của Fed trong tuần tới và kết quả kinh doanh quý II của một số công ty lớn. Mùa báo cáo kết quả kinh doanh quý II tiếp tục với 120 công ty thuộc S&P 500 đã công bố lợi nhuận, 88% số này vượt kỳ vọng. Giới phân tích ước tính tăng trưởng lợi nhuận quý II là 78,1% so với cùng kỳ năm trước, tăng đáng kể so với con số 54% đưa ra hồi đầu tháng 7.

Chứng khoán châu Âu. Chứng khoán châu Âu đóng cửa tăng điểm vào thứ Sáu, khi các nhà đầu tư thu thập những dữ liệu kinh tế và thông tin của các doanh nghiệp từ khắp lục địa. Chỉ số Stoxx 600 toàn châu Âu tăng 1,1%, dẫn đầu mức tăng là cổ phiếu ô tô tăng 2,6% trong khi hầu hết các ngành và sàn giao dịch chính đóng cửa phiên trong vùng tích cực.

Thị trường chứng khoán châu Á. Chỉ số MSCI châu Á – Thái Bình Dương không gồm Nhật Bản giảm 0,68%. Thị trường Nhật Bản nghỉ lễ. Thị trường Trung Quốc đi xuống từ đầu phiên với Shanghai Composite giảm 0,68% còn Shenzhen Component giảm 1,531%. Hang Seng của Hong Kong giảm 1,45%. Cổ phiếu các công ty công nghệ Trung Quốc niêm yết tại Hong Kong giảm sâu. Kuaishou mất 10,75%, Tencent giảm 2,39%, Meituan giảm 2,36%. Hang Seng Tech giảm 2,96%. Chỉ số Kospi của Hàn Quốc tăng 0,13%. ASX 200 của Australia tăng 0,11%.

  1. CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

Thị trường chứng khoán có tuần giảm điểm thứ 3 liên tiếp. Kết thúc phiên giao dịch cuối tuần, VN-Index đứng ở mức 1.268,83 điểm, tương ứng giảm 30,5 điểm (-2,35%). HNX-Index cũng giảm 5,99 điểm (-1,95%) xuống 301,77 điểm. UPCoM-Index giảm 0,96 điểm (-1,13%) xuống 84,37 điểm.

Thanh khoản thị trường tiếp tục giảm so với tuần trước đó, khối lượng khớp lệnh bình quân phiên chỉ đạt 665 triệu cổ phiếu/phiên (giảm 7,6%), giá trị khớp lệnh ở mức 19.220 tỷ đồng (giảm 8,1%).

Giao dịch của khối ngoại là điểm tiêu cực của thị trường trong tuần giao dịch từ 19-23/7. Trong đó, dòng vốn này mua vào 174 triệu cổ phiếu, trị giá 7.878 tỷ đồng, trong khi bán ra 203 triệu cổ phiếu, trị giá 10.100 tỷ đồng. Tổng khối lượng bán ròng ở mức 29 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị bán ròng là 2.222 tỷ đồng.

  1. NHẬN ĐỊNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN APG.

Sau phiên tăng mạnh ngày 22/07, thị trường đã đảo chiều nhẹ trở lại trong phiên sáng cuối tuần 23/07 trước nỗi lo lượng hàng T+ phiên 20/7 được giải phóng. Tâm điểm của phiên sáng 23/07 là STB khi có giao dịch đột biến cả về giá và thanh khoản. Bước sang phiên chiều lực bán tăng lên đáng kể, tập trung vào các mã vốn hóa lớn kéo thị trường giảm sâu. Số mã tăng điểm chỉ giảm nhẹ từ 102 mã xuống còn 97 mã trên HOSE, nhưng VN-Index đã giảm thêm hơn 16 điểm để chốt phiên cuối tuần với số điểm mất đi gần 25 điểm. Trên thực tế thì sau phiên giảm điểm mạnh đầu tuần (19/7) thì thị trường bước vào chuỗi phục hồi. Bản chất thị trường vẫn nằm trong xu hướng chung là giảm điểm ngắn hạn và có những phiên phục hồi kỹ thuật, do vậy, việc duy trì chuỗi tăng điểm mạnh là rất khó. Có những mốc cản lớn cần vượt qua ở khu vực 1.300 điểm hay ngay sát trên là 1.320 điểm. Lực cầu có tăng trở lại ở những phiên cuối tuần, nhưng chỉ ở mức trung bình khá với khoảng 17.000 - 19.000 tỷ đồng chưa thể đảm bảo cho một nhịp phục hồi chữ V như hồi tháng 1/2021, dù đồ thị có đôi nét khá giống. Dự báo trong phiên tới, VN-Index có thể sẽ có quán tính giảm điểm trong phiên sáng để kiểm tra vùng hỗ trợ gần 1.250-1.260 điểm, và xa hơn là vùng hỗ trợ 1.23-1.240 điểm. Sự giằng co được kỳ vọng sẽ xuất hiện ở vùng giá thấp và có thể giúp chỉ số có sự hồi phục nhất định sau đó, trước khi có sự phân định xu hướng rõ ràng hơn về cuối ngày.

--------------------------

CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN APG

☎️ 091 841 0277

💻  http://www.apsi.vn/

🏢  32 Hòa Mã, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội