ĐIỂM TIN ĐẦU GIỜ NGÀY 06/09/2021

06/09/2021 - Huy
  1. TIN NỔI BẬT

Trong tháng 8, nền kinh tế Mỹ tạo ra ít việc làm nhất trong vòng 7 tháng qua do việc tuyển dụng trong lĩnh vực giải trí và dịch vụ bị đình trệ giữa bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát mạnh trở lại, tạo sức ép giảm cho nhu cầu đối các nhà hàng và khách sạn. Ngày 3/9, Bộ Lao động Mỹ cho biết nền kinh tế nước này đã tạo ra thêm 235.000 việc làm trong tháng 8, mức “khiêm tốn” nhất kể từ tháng 1, thấp hơn nhiều so với dự báo tạo thêm 728.000 việc làm từ các chuyên gia kinh tế tham gia cuộc thăm dò của Dow Jones. Con số này đánh dấu sự suy giảm đáng kể từ mức điều chỉnh của tháng 7 là 1,053 triệu việc làm, thay vì 943.000 việc làm được báo cáo trước đó. Lượng lao động mới được tuyển dụng trong tháng 6 cũng mạnh hơn so với ước tính ban đầu, đưa mức tăng trưởng việc làm trung bình hàng tháng trong ba tháng qua đạt 750.000 việc làm. Báo cáo của Bộ Lao động Mỹ cũng nêu rõ, tỷ lệ thất nghiệp của nước này trong tháng 8 đã giảm xuống mức thấp nhất trong 17 tháng là 5,2%, với mức lương tăng ổn định 0,6% và ít người phải trải qua những đợt thất nghiệp kéo dài. Điều này cho thấy sức mạnh tiềm ẩn trong nền kinh tế Mỹ, ngay cả khi tốc độ tăng trưởng dường như đang chậm lại đáng kể trong quý III do đại dịch bùng phát trở lại và tình trạng thiếu nguyên liệu nghiêm trọng đang làm giảm doanh số bán ôtô.

Ảnh hưởng từ dịch Covid-19 khiến thị trường chứng khoán Việt Nam rung lắc khá mạnh trong tháng 8. Trong bối cảnh thị trường không quá thuận lợi, khối ngoại cũng quay đầu bán ròng hơn 7.100 tỷ đồng trên sàn HoSE, trong đó có "đóng góp" không nhỏ từ các quỹ ETFs như Fubon FTSE Vietnam ETF hay DCVFM VNDiamond ETF. Cụ thể, trong tháng 8, Fubon FTSE Vietnam ETF là quỹ ETF bị rút vốn mạnh nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam với giá trị 78 triệu USD (khoảng 1.800 tỷ đồng). Tuy vậy, tính từ khi thành lập vào tháng 3 tới nay, quỹ ngoại này vẫn mua ròng khoảng 450 triệu USD (gần 10.500 tỷ đồng) cổ phiếu Việt Nam. Việc Fubon FTSE Vietnam ETF quay đầu bán ròng trong tháng 8 là động thái khá bất ngờ khi họ đã mua ròng khá mạnh cổ phiếu Việt Nam trong nhiều tháng trước đó, nổi bật là tháng 7 với giá trị mua ròng lên tới 4.000 tỷ đồng. Thậm chí, vào ngày 16/8 vừa qua, Fubon FTSE Vietnam ETF đã được chấp thuận phát hành thêm hơn 333 nghìn chứng chỉ quỹ, tương ứng 5 tỷ Đài Tệ (khoảng 180 triệu USD) để đầu tư vào cổ phiếu Việt Nam. Tuy nhiên trong những phiên gần đây, quỹ vẫn chưa phát hành huy động thêm vốn. Cũng trong xu hướng rút vốn, DCVFM VNDiamond ETF do Dragon Capital quản lý đã bị rút ròng 717 tỷ đồng, tương ứng gần 31 triệu USD trong tháng 8. Đây cũng là tháng đầu tiên DCVFM VNDiamond bị rút vốn từ khi thành lập vào tháng 5/2020 tới nay. Dù vậy tính chung 8 tháng đầu năm, DCVFM VNDiamond ETF vẫn hút ròng tổng cộng 3.724 tỷ đồng, tương ứng giá trị hơn 160 triệu USD.

Chứng khoán Mỹ. Dow Jones giảm 74,73 điểm, tương đương 0,21%, xuống 35.369,09 điểm. S&P 500 giảm 1,52 điểm, tương đương 0,03%, xuống 4.535,43 điểm. Nasdaq tăng 32,34 điểm, tương đương 0,21%, lên 15.363,52 điểm, vượt đỉnh 15.331,18 điểm thiết lập hôm 2/9. 11 lĩnh vực chính thuộc S&P 500 đều chốt phiên trong sắc đỏ, tệ nhất là tiện ích giảm 0,8%. Sản xuất và công nghiệp, đều nhạy cảm với kinh tế, lần lượt giảm 0,7% và 0,6%. Đây là phiên tăng thứ 5 trong 6 phiên vừa qua của Nasdaq. Nhà đầu tư tiếp tục chọn cổ phiếu công nghệ - thường diễn biến tốt hơn trong môi trường lãi suất thấp. Apple, Alphabet và Facebook tăng 0,3 – 0,4%. Chốt tuần, Dow Jones giảm 0,2%, S&P 500 tăng 0,6% còn Nasdaq tăng 1,6%.

Chứng khoán châu Âu. Thị trường châu Âu đóng cửa giảm điểm vào thứ Sáu khi các nhà đầu tư phản ứng với các chỉ số kinh tế quan trọng của khu vực đồng euro và Mỹ. Chỉ số Stoxx 600 toàn châu Âu đóng cửa phiên giảm 2,58%, với nguồn tài nguyên cơ bản tăng 2,32% trong khi cổ phiếu du lịch và giải trí giảm 2,33%.

Thị trường chứng khoán châu Á. Chỉ số MSCI châu Á – Thái Bình Dương không gồm Nhật Bản tăng 0,1%. Tại Nhật Bản, Nikkei 225 tăng 2,05%, Topix tăng 1,61%. Cổ phiếu sản xuất Nhật Bản khởi sắc với Fanuc tăng 3,46%, JFE Holdings tăng 6,49%. Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga tuyên bố không tái tranh cử chức chủ tịch đảng cầm quyền và sẽ kết thúc nhiệm kỳ trong tháng này, mở đường cho việc lựa chọn lãnh đạo mới. Thủ tướng Suga bị chỉ trích vì cách ứng phó Covid-19 tại Nhật Bản, trong đó có tổ chức Olympic Tokyo khi thành phố trong tình trạng khẩn cấp. Thủ tướng kế nhiệm cần khôi phục lòng tin của những người “đã khá mệt mỏi”, hơn là đưa ra chính sách tài khóa kinh tế. Thị trường Trung Quốc đi xuống với Shanghai Composite giảm 0,55%, Shenzhen Component giảm 0,769%. Hang Seng của Hong Kong giảm 0,89%. Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) Caixin/Markit dịch vụ tháng 8 của Trung Quốc là 46,7 điểm, giảm đáng kể so với mức 54,9 điểm của tháng 7. Trước đó, PMI phi sản xuất chính thức cũng cho thấy sự suy giảm trong tháng 8, lần đầu tiên kể từ đầu năm 2020. PMI trên 50 điểm phản ánh sự mở rộng và ngược lại. Cổ phiếu Alibaba tại Hong Kong giảm hơn 3% sau thông tin công ty dự kiến đầu tư 100 tỷ nhân dân tệ (15,5 tỷ USD) cho đến năm 2025 vì “thịnh vượng chung”. Chỉ số Kospi của Hàn Quốc tăng 0,84%. ASX 200 của Australia tăng 0,5%.

  1. CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

Kết thúc phiên giao dịch 01/09, VN-Index tăng 3,18 điểm (0,24%) lên 1.334,65 điểm. Toàn sàn có 219 mã tăng, 173 mã giảm và 41 mã đứng giá. HNX-Index tăng 0,61 điểm (0,18%) lên 343,42 điểm. Toàn sàn có 146 mã tăng, 69 mã giảm và 53 mã đứng giá. UPCoM-Index tăng 0,24 điểm (0,26%) lên 94,01 điểm.

Thanh khoản thị trường giảm so với phiên trước, tổng giá trị khớp lệnh đạt 25.305 tỷ đồng, giảm 5,8%, trong đó, giao dịch khớp lệnh sàn HoSE giảm 3,9% và đạt 20.898 tỷ đồng. MSN thỏa thuận 19,6 triệu cổ phiếu, trị giá 2.517 tỷ đồng.

Khối ngoại đẩy mạnh bán ròng khoảng 630 tỷ đồng trên HoSE.

  1. NHẬN ĐỊNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN APG.

Sau phiên mở Gab đầu tuần (30/08-01/09), thị trường có 2 phiên giao dịch lình xình trong biên độ hẹp 1.330 - 1.335 điểm khi các nhóm có ảnh hưởng tới thị trường có sự phân hoá, nhất là nhóm ngân hàng đang khá yếu và không tìm được sự đồng thuận để giúp VN-Index bứt lên. Ngược lại, lực cung giá thấp cũng không quá mạnh để khiến nhóm này cũng như nhóm chứng khoán, thép hay một số nhóm khác sụt giảm mạnh để VN-Index lấp Gab đã mở trong phiên đầu tuần, mà chỉ lình xình trong biên độ hẹp. Về diễn biến trong phiên sáng 01/09, sau những phút đầu khó khăn, với sự hồi phục của VCB, HPG và sự chắc chắn của VHM, VIC, sự khởi sắc của GVR giúp VN-Index leo lên trên ngưỡng 1.335 điểm, sau đó không đủ lực để đi tiếp mà bị đẩy trở lại xuống tham chiếu. Tuy nhiên, những mã trụ trên một lần nữa phát huy tác dụng, kéo VN-Index trở lại và đóng cửa trên ngưỡng 1.335 điểm. Bước vào phiên chiều 01/09, diễn biến của thị trường rất giống với nửa cuối phiên sáng khi VN-Index được kéo lên test thử đỉnh của phiên sáng, nhưng bị đẩy lại khá xa, xuống dưới tham chiếu khi nhóm ngân hàng với sự dẫn dắt của VCB yếu đà, VIC, HPG mất đà tăng, MSN nới đà giảm. Tuy nhiên, thêm một lần nữa VN-Index lại kéo lên về cuối phiên, đóng cửa ở ngưỡng MA50 với sự trợ giúp của một vài mã trụ như VHM, CTG, BID, GVR, VNM, VRE, POW. Về diễn biến thị trường ngắn hạn, thời điểm hiện tại câu chuyện về điểm số không quá quan trọng khi nhiều mã lớn, mã trụ thiếu dòng tiền, dẫn tới giao dịch cầm chừng trong khi rất nhiều nhóm ngành khác với dòng tiền mạnh mẽ nhập cuộc như bất động sản khu công nghiệp, VLXD, than khoáng sản… đã góp phần giúp bức tranh trở nên tươi sáng hơn. Do đó chúng tôi đánh giá thị trường ngắn hạn vẫn tích cực bất chấp khi thị trường giảm không quá lớn do áp lực từ nhóm bank, nhóm trụ. Mốc kháng cự tiếp theo là 1,375 điểm trong khi 1,300 điểm tiếp tục là mốc hỗ trợ cứng trong thời gian ngắn tới.

--------------------------

CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN APG

☎️ 091 841 0277

💻  http://www.apsi.vn/

🏢  32 Hòa Mã, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội