NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG (HSX:VPB)

03/01/2020 -

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG (HSX:VPB)

 

Kết quả kinh doanh (triệu VND) Q3/18 Q3/19 %yoy 2017 2018 %yoy

Thu nhập lãi thuần

6,002

7,977

32.91%

20,614

24,702

19.83%

Chi phí hoạt động

3,104

3,122

0.58%

8,895

10,634

19.55%

Tổng thu nhập trước thuế

1,749

2,856

63.29%

8,130

9,199

13.15%

Tổng lợi nhuật sau thuế (LNST)

1,399

2,283

63.19%

6,441

7,356

14.21%

LNST của cổ đông ngân hàng mẹ

1,399

2,283

63.19%

6,441

7,356

14.21%

 


Giá mục tiêu: 24,500 VND
Upside: 19%
Giá hiện tại 20,550 đ/cp
Khoảng giá 52w 17,900-22,600
P/E 6.62
EPS 4 quý gần nhất 3,025 đ
BVPS Q3/2019 16,610 đ

 

Thông tin cơ bản
Ngành nghề Ngân hàng
Vốn hóa 48,755 tỷ đ
Vốn điều lệ 24,378 tỷ đ
Thanh khoản TB 219,173 cp
Tổng tài sản 358,236 tỷ đ
Vốn CSH 30,391 tỷ đ

TỔNG QUAN DOANH NGHIỆP VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPB, VP Bank) (Trước đây có tên gọi là Ngân hàng TMCP các DN Ngoài Quốc doanh Việt Nam), thành lập tháng 8/1993 với vốn điều lệ 20 tỷ đồng, VP Bank trải qua giai đoạn tái cấu trúc dưới quyền Chủ tịch HĐQT Ngô Trí Dũng trong năm 2010 và sau đó đã bứt phá vào top 10 ngân hàng hàng đầu Việt Nam. Ngân hàng được nâng hạng tín nhiệm lên B2 (triển vọng ổn định) từ mức B3 bởi Moody’s với nâng hạng tín dụng lên B3 (từ mức Caa1) trong năm 2018. Công ty TNHH Quản lý tài sản VP Bank và Công ty TNHH Tài chính VP Bank (FE Credit) là các công ty con được ngân hàng sở hữu 100%.

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPB) công bố KQKD hợp nhất 9 tháng năm 2019 với tổng lợi nhuận đạt 5.7 nghìn tỷ đồng, tăng 17.4% so với cùng kỳ năm trước (YoY) và tăng 36.3% nếu không tính lãi bất thường từ phí bancassurance trả trước với AIA trong quý 1/2018, hoàn thành 77% kế hoạch năm 2019. ROE và ROA tính từ đầu năm đến 9 tháng năm 2019 lần lượt ở mức 21.2% và 2.3%.

Cơ cấu cổ đông

 

CƠ HỘI ĐẦU TƯ

Mảng kinh doanh cốt lõi và chất lượng tài sản của ngân hàng mẹ và FE Credit cho thấy sự cải thiện.

FE Credit đã chứng minh được vị thế số 1 của mình trong bối cảnh cạnh tranh gia tăng trong lĩnh vực cho vay tài chính tiêu dùng, ghi nhận tăng trưởng cho vay đạt 20.6% tính từ đầu năm đến nay và lợi suất cho vay phục hồi, đạt 38.7% (so với 36.8% tại thời điểm cuối năm 2018). Các khoản nợ xấu đã được giảm xuống còn 5.6% trong quý 3/2019 (so với 6.0% tại thời điểm cuối năm 2018 và 6.4% trong quý 3/2018). Ngân hàng mẹ cũng có xu hướng tích cực. Do đó, cùng với việc xử lý nợ VAMC trước thời điểm cuối năm 2019, VPB được kỳ vọng thu nhập thuần sẽ phục hồi trong năm 2020, đến từ việc giảm đáng kể chi phí dự phòng.

Thu nhập từ hoạt động dịch vụ tăng trưởng mạnh

9 tháng đầu năm 2019, thu nhập phí ròng thuần đạt 3,905.6 tỷ nhờ hoạt động thu phí dịch vụ thanh toán và ngân quỹ (+73% so với cùng kỳ) và kinh doanh bảo hiểm (bancassurance) (+36% so với cùng kỳ). Số lượng thẻ ghi nợ và tín dụng phát hành thời điểm cuối Q3/2019 tăng 15% so với cùng kỳ và số lượng khách hàng hoạt động đạt 5.9 triệu khách (+2.4% so với cùng kỳ).

 

Phát hành 1 tỷ USD trái phiếu quốc tế giảm áp lực về huy động vốn

Ngày 17/7/2019, VPB chính thức phát hành 300 triệu USD trái phiếu quốc tế (Euro Medium Term Note) được chào bán tại nước ngoài và niêm yết tại Sở giao dịch Chứng khoán Singapore trên tổng số 1 tỷ USD kế hoạch phát hành. Trái phiếu mới phát hành có kỳ hạn 3 năm, mệnh giá 200,000 USD/trái phiếu, loại hình không chuyển đổi, không có tài sản đảm bảo và không kèm chứng quyền. Phương thức phát hành dưới hình thức dựng sổ (book building) trên cơ sở tư vấn, thu xếp của các ngân hàng Standard Chartered Bank, BNP Paribas và J.P.Morgan. Lãi suất danh nghĩa của trái phiếu là 6.25%/năm với kỳ thanh toán lãi 6 tháng/lần, nguyên tắc tính lãi 30/360.

Trong bối cảnh chi phí huy động vốn trung bình của VPB đạt 6.32%, việc huy động bằng trái phiếu bổ sung nguồn vốn dài hạn giá rẻ giúp ngân hàng cải thiện tỷ lệ NIM và tận dụng được chênh lệch lãi suất giữa Việt Nam và thế giới. Các ngân hàng trung ương lớn đều đưa ra kế hoạch áp dụng chính sách tiền tệ mở rộng qua các biện pháp giảm lãi suất trong khi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vẫn giữ được mặt bằng lãi suất trong nước và ổn định được tỷ giá ngoại tệ.

 

ĐỊNH GIÁ VÀ KHUYẾN NGHỊ

Dù có thận trọng hơn cho triển vọng tăng trưởng của mô hình kinh doanh FE Credit do ảnh hưởng của Thông tư 18/2019/NHNN, áp dụng mức trần cho tỷ trọng cho vay bằng tiền mặt trong dư nợ tài chính tiêu dùng nhưng với vị thế của một công ty tài chính tiêu dùng với thị phần số 1 trong nhiều năm qua, cộng thêm việc chất lượng tài sản đang được cải thiện một cách đáng kể, chúng tôi vẫn duy trì quan điểm tích cực đối với VPB.

Vì vậy, chúng tôi khuyến nghị MUA cho VPB, và áp dụng Phương pháp định giá so sánh P/B với hệ số nhân lựa chọn bằng mức trung vị của ngành ngân hàng là 1.44 lần, giá trị hợp lý cho 1 cổ phiếu VPB đạt 24,500 VND/cp (tương đương upside 19.2% so với giá đóng cửa ngày 02/01/2020 là 20,550 VND/cp).

----------------------------------------------------------------------------------

CÔNG TY CP CHỨNG KHOÁN APG_SHARE TO SUCCEED
📞 Hotline: 090 323 54 34
📍 Address: 32 Hòa Mã, Hai Bà Trưng Hà Nội
Nơi kết nối giữa Chuyên gia phân tích và thị trường của APG tại đây:
1. Fanpage: https://www.facebook.com/chungkhoanapg/
2.Telegram: https://t.me/joinchat/JJjE1FFujs22RfJ1dH4uLQ
3.Zalo: https://zalo.me/g/jnvobx458
Trân trọng!